Giải mã bài thuốc được mệnh danh là an cung của Hàn Quốc
Nhắc đến đột quỵ (tai biến mạch máu não) là người ta nhắc đến “An cung ngưu hoàng hoàn”. Nhưng không nhiều người biết, trong kho tàng y lý cổ truyền Hàn Quốc cũng có một phương thang được mệnh danh là “An cung” của xứ nhân sâm.
Hiểu đúng về an cung
Rảo quanh một vòng phố Lãn Ông, Thuốc Bắc (Hà Nội), nơi được ví là thiên đường của các vị thuốc Bắc, không khó để hỏi mua An cung ngưu hoàng với đủ đầy những lời quảng cáo có cánh khiến người mua như lạc vào mê hồn trận. Ở đây, an cung được bán dao động từ vài trăm đến hơn 1 triệu đồng một viên, đa dạng chủng loại lẫn nguồn gốc xuất xứ.
Còn tìm trên internet chỉ cần gõ từ khóa “An Cung Ngưu Hoàng” thì có cả trăm đường link dẫn bán hàng, giới thiệu và tư vấn tận tình.
Dù có rất nhiều luồng thông tin phản ánh về nguồn gốc chính hãng lẫn chất lượng kiểm chứng, nhưng thực tế An Cung vẫn được đồn thổi “hot” nhất như viên thuốc bỏ túi, chữa đột quỵ, tai biến. Vì thế, nhiều năm qua, người dân dùng an cung theo lời đồn “thần dược cứu não”, nhưng thực sự nó có tác dụng như vậy không?
Anh Trần Hồ Phi, một thương gia buôn bán thảo dược người Trung Quốc cho biết, nếu so sánh giá cả thì dễ dàng nhận thấy, những viên thuốc trên dưới 1 triệu đồng bán ở Việt Nam đều là thuốc do các cơ sở nhỏ lẻ ở Quảng Châu sản xuất. Những viên thuốc này có thành phần chính bị giảm đi đến 50-60% nên giá rẻ hơn, tác dụng thì không biết thế nào.
Trong khi đó theo các tài liệu y học, An cung ngưu hoàng hoàn vốn do Thái y Vạn Toàn (nhà Minh) nghiên cứu ra, chuyên để phục vụ trong Hoàng cung. Đến đời nhà Thanh, bài thuốc này đã được Ngô Đường (Ngô Cúc Thông) gia giảm một số dược liệu và được ghi trong cuốn “Ôn bệnh điều biện”.
Thầy thuốc Nhân dân, bác sĩ cao cấp Nguyễn Xuân Hướng cho biết, bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khai khiếu, trấn kinh an thần, dùng để điều trị nhiệt độc đi vào huyết, vào phần dinh của cơ thể, làm tổn thương kinh lạc, khí huyết bị bế tắc; bệnh nhân sốt cao, hôn mê, lên cơn co giật.
Theo bác sĩ Lý Tông Tín, chủ nhiệm khoa Trung y của bệnh viện Tuyên Vũ - Bắc Kinh, An cung đúng là thuốc tốt, nhưng không được lạm dụng, chỉ một số người bệnh có thể dùng. Năm 2014, Cục Quản lý Dược cũng từng cảnh báo về việc An cung ngưu hoàng hoàn (Angungguhwanghwan) chứa hàm lượng kim loại nặng cao hơn mức cho phép.
Đọc thêm: Loạn thì trường an cung: Những điều cần biết
Cụ thể, trong các loại An cung của Trung Quốc còn chứa thạch tín và thủy ngân, đã có bệnh nhân bị nhiễm độc thạch tín, thủy ngân như bị ngộ độc, suy tạng, viêm dạ dày, ung thư… sau khi uống An cung. Ngoài ra, bài thuốc cổ truyền từ Trung Quốc cũng gồm có cả các thành phần như: hùng hoàng, chu sa,... Đây đều là các dược liệu có độc tính và khi dùng phải có sự kiểm soát chặt chẽ về liều dùng, đường dùng, người dùng và phải có sự tư vấn của bác sĩ Đông y.
Ai đã xem “Thần y Hur Jun”?
Đối với nhiều người Việt, có lẽ lần đầu biết đến nền y học cổ truyền của Hàn Quốc là qua bộ phim “Thần y Hur Jun”. Với độ dài 72 tập, chiếu trong 3 tháng, bộ phim “Thần y Hur Jun” từng dành được sự yêu mến của đông đảo khán giả Việt Nam. Qua đó, người xem không chỉ bị cuốn hút bởi số phận bi tráng của một “thần y” đã dành trọn cuộc đời của mình cho nền y học cổ truyền, những tinh hoa văn hoá phương Đông như thuật châm cứu, chữa bệnh bằng thảo mộc... mà còn biết đến một nền y thuật cao thâm của xứ sở kim chi.
Phim dựa vào một câu chuyện có thật về vị danh y Hur Jun (tên phiên âm Hán Việt là Hứa Tuấn, 1546-1615), sống dưới triều đại Chosun của Triều Tiên vào thế kỷ 16. Không chỉ nổi danh về y thuật, có trình độ chuyên môn phi thường, Hứa Tuấn còn là một tấm gương lớn về y đức. Đặc biệt, vị thần y tài ba này còn là tác giả của bộ sách kinh điển “Đông Y Bảo giám” (Donguibogam). Một tác phẩm y học nổi tiếng, được đánh giá là bộ bách khoa toàn thư về Đông y.
Đông y bảo giám có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển Y học cổ truyền của Triều Tiên. Đến thế kỷ XVIII, sách này còn được khắc in truyền bá tại cả Trung Quốc và Nhật Bản, Đại Việt, được đánh giá rất cao. Hiện nay sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Năm 2009, Đông y Bảo giám đã trở thành bộ thư tịch y học đầu tiên được đưa vào danh sách di sản văn hóa thế giới của Tổ chức Giáo dục, Văn hóa và Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO).
Điều đặc biệt, trong “Đông y bảo giám” có nhắc đến bài thuốc Woohwang Cheongshimwon. Tương truyền, Woohwang Cheongshimwon được biết đến từ triều đại Goryeo (918 - 1392). Cũng giống như An cung ngưu hoàng hoàn, nó là bài thuốc quý vốn chỉ được sử dụng trong hoàng cung dưới triều đại Joseon, một triều đại cai trị lâu đời nhất trong lịch sử Triều Tiên (1392 – 1910).
(An cung Vũ Hoàng Thanh Tâm là bài thuốc quý của thần y Hur Jun)
Woohwang Cheongshimwon được ví là “xe cứu thương” khi con người không rõ lý do tự nhiên ngất xỉu hay đột quỵ, nhiều đờm, chân tay co giật… Thành phần quan trọng nhất của Woohwang Cheongshimwon là Woohwang (Ngưu hoàng) và xạ hương.
Sách Bản thảo tùng tân viết về tác dụng của ngưu hoàng là “thanh tâm giải nhiệt, lợi đàm lương kinh, thông khiếu tịch tà, trị trúng phong trúng tạng, động kinh, cấm khẩu, tiểu nhi thai độc đàm nhiệt”. Xạ hương cũng là một dược liệu quý giúp “thông các khiếu, khai kinh lạc…”.
Điều giống nhau là được làm bằng nguyên liệu chính là ngưu hoàng và xạ hương, có gia giảm thêm các loại thảo mộc, nhưng điều khác nhau giữa an cung của Hàn Quốc và an cung của Trung Quốc là an cung Hàn Quốc có nhiều loại thảo mộc hơn và tỷ lệ kết hợp của các loại thảo mộc cũng khác nhau.
Được ví là “an cung” của Hàn Quốc, Woohwang Cheongshimwon kế thừa những y lý của thần y Hur Jun có một ưu điểm nổi trổi đó là tuyệt đối không có kim loại nặng.
Theo PGS Nguyễn Duy Thuần, Nguyên Phó Giám đốc học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, bài thuốc “an cung” Vũ Hoàng Thanh Tâm của Hàn Quốc có các công thức cơ bản của bài thuốc cổ truyền nghiệm phương Woohwang Cheongshimwon nhưng liều lượng, cách bào chế khác nhau nên dẫn đến tác dụng cũng khác nhau.
Ngay tại Hàn Quốc, hiện cũng có tới 9 loại “An cung” khác nhau. Thậm chí, có loại An cung được nhập từ Trung Quốc, như Woohwang Chung Sim Won B.R do tập đoàn China’s Tongrentang sản xuất.
Mặc dù có nhiều nhà sản xuất ra sản phẩm Vũ Hoàng Thanh Tâm, nhưng theo báo cáo thống kê của Hội người tiêu dùng thì người tiêu dùng Hàn Quốc cũng chỉ tập trung dùng sản phẩm của nhà sản xuất lớn, có uy tín nhất, đó là sản phẩm An cung Bienbang Woohwang Chung Sim Won (Vũ Hoàng Thanh Tâm) do Kwang Dong Pharmaceutical sản xuất.
(Sản phẩm An cung Vũ Hoàng Thanh Tâm do Công ty Kwang Dong Pharmaceutical Hàn Quốc sản xuất)
Hiện nay, sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vũ Hoàng Thanh Tâm (Woohwang Chung Sim Won) đã được Cục An toàn Vệ Sinh Thực Phẩm - Bộ Y tế cấp Giấy tiếp nhận đăng lý sản phẩm số: 6429/2018/ĐKSP ngày 27/09/2018. Sản phẩm đã được nhập khẩu và lưu hành tại Việt Nam.
Xem thêm: Giấy chứng nhận sản phẩm Vũ Hoàng Thanh Tâm
Mọi thắc mắc về thông tin sản phẩm an cung ngưu hoàng hoàn Hàn Quốc dạng viên hộp đỏ xin truy cập website hoặc liên hệ hotline 0242.218.6666 - 0242.212.6688
Xin chân thành cảm ơn Quý Khách!