Những vị thuốc đông y điều trị hiệu quả tai biến mạch máu não
Liệt nửa người, tiểu tiện không tự chủ, mất trí nhớ, rối loạn thị giác, mù lòa… là những biểu hiện điển hình của người mắc đột quỵ não. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do các tế bào não bộ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và oxy. Chỉ sau vài phút, những tế bào này sẽ nhanh chóng chết đi, gây ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động của cơ thể mà vùng não này điều khiển.
Nếu may mắn được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể bảo toàn được mạng sống nhưng đi kèm với đó là những di chứng nặng như: Mất trí nhớ, mất khả năng hiểu ngôn ngữ, suy giảm trí tuệ,… Dưới đây là một số thảo dược giúp hỗ trợ điều trị các di chứng sau đột quỵ não an toàn, hiệu quả mà mọi người nên biết!
1. Hồng sâm Hàn Quốc
Có rất nhiều loại nhân sâm khác nhau, nhưng nhân sâm đỏ Hàn Quốc nổi có tác dụng tích cực làm giảm xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu, gây ra đột quỵ. Chất Ginsenoside có trong sâm hỗ trợ rất tốt trong việc giảm lượng Cholesterol xấu trong máu, bảo vệ và ngăn ngừa các nguy cơ tai biến mạch máu não. Nhân Sâm có tác dụng hỗ trợ và bảo vệ hệ thần kinh trong thời gian thiếu máu và bị tổn thương, chống lại hiện tượng phù não, thúc đẩy các hoạt động của acetylcholine – một chất trong não ảnh hưởng đến trí nhớ giúp điều trị di chứng giảm trí nhớ hiệu quả.
(Sâm là một dược liệu quý trong điều trị tai biến mạch mãu não)
2. Hương thảo
Hương thảo là loại thảo mộc thơm phổ biến, có tính chất tăng cường trí nhớ. Ngoài các chất chống oxy hoá như axit rosmarinic và axit carnosic, trong cây hương thảo còn chứa hàm lượng lớn acetylcholine có chức năng là chất dẫn truyền thần kinh - một hóa chất được tế bào thần kinh giải phóng ra để gửi tín hiệu đến các tế bào khác. Đây là thành phần quan trong giúp hoạt hóa các tế bào thần kinh, tăng cường trí nhớ. Hơn nữa, hương thảo còn được chứng minh có tác dụng tăng cường hoạt động của não và chống lại các chứng bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer.
Để tốt cho cơ thể, bạn hãy đặt 2 hoặc 3 giọt dầu hương thảo lên khăn tay và hít thở hương thơm của nó. Uống trà thảo dược làm từ lá tươi hoặc khô cũng giúp tăng cường hoạt động của não bộ và cải thiện trí nhớ.
3. Gừng
Trong y học cổ truyền, gừng tươi được gọi là sinh khương, là một trong những vị thuốc tân ôn giải biểu, có vị cay, nóng, mùi thơm, tính ấm. Sinh khương quy vào kinh phế, vị, tỳ, có tác dụng phát tán phong hàn, chữa cảm mạo phong hàn, ngạt mũi, ho có đờm, nôn mửa, làm ấm dạ dày trong các trường hợp bụng đầy chướng, ăn không tiêu, khí huyết ngưng trệ, chân tay lạnh.
Ngoài ra dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, tăng bài tiết, sát trùng, hành thủy, giải độc, giảm đau, chống viêm, còn có thể thư giãn mao mạch, tăng cường tuần hoàn máu, kích thích dạ dày hỗ trợ tiêu hóa, thường được dùng trong những bài thuốc giúp giải cảm, giảm đau. Bên cạnh đó, gừng còn có tác dụng hỗ trợ giảm nồng độ cholesterol trong máu, ngăn ngừa việc hình thành huyết khối. Từ đó, giảm nguy cơ mắc tai biến mạch máu não cho bạn và gia đình.
4. Xạ hương
Xạ hương có tác dụng hoạt huyết tán kết, khai khiếu tinh thần. Chất muscone ceton xạ hương có tác dụng hưng phấn hệ thần kinh trung ương. Đây là một trong những tác dụng khai khiếu của xạ hương, giúp cải thiện tuần hoàn não, ngăn chặn phù não đồng thời còn làm tăng khả năng thích nghi của hệ thần kinh trung ương khi rơi vào trạng thái thiếu oxy. Ngoài ra còn có tác dụng hưng phấn tim cô lập làm cho lưu lượng máu của động mạch vành tăng gấp đôi giúp hoạt huyết, tán kết, giảm nguy cơ tắc mạch máu.
(Xạ hương giúp khai thông tinh thần, tăng lượng máu đến mạch, giảm nguy cơ tắc mạnh máu)
5. Thủy Ngưu Giác
Theo các thầy thuốc đông y, thủy ngưu giác có tính hàn, vị đắng khi dùng nó có tác dụng đi vào kinh tâm, can, vị (tim, gan, dạ dày), công dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, trấn kinh an thần. Thủy ngưu giác còn có tác dụng tích cực làm mạnh tim, hạ huyết áp và làm giảm nhịp tim; giảm số lượng bạch cầu, tăng lượng tiểu cầu, rút ngắn thời gian đông máu, giảm tính thông tháo của mao mạch, ức chế đối với trực khuẩn coli (colibacillosis), liên cầu khuẩn gây viêm não beta, chống viêm. Thủy ngưu giác cũng có tác dụng làm giảm cường độ co giật, giảm tổng lượng cholesterol trong huyết thanh, tăng lượng cholesterol tốt trong máu.
6. Ngưu hoàng:
Là loại thuốc quý trong y học Hàn quốc, Ngưu hoàng đặc biệt hiệu quả trong điều trị ho suyễn. an thần, chống co giật và hạ sốt và chấn hưng trung khu thần kinh. Ngoài ra, ngưu hoàng cũng có tác dụng kháng viêm, tăng tính thẩm thấu của mạch máu. Ngưu hoàng được sử dụng là bài thuốc điều trị các bệnh viêm đường hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi. Thành phần taurocholic acid trong ngưu hoàng có tác dụng giải nhiệt, an thần, tiêu viêm, trị động kinh, sốt cao hôn mê co giật...Ngưu hoàng là thành phần quan trọng trong nhiều phương thuốc cổ truyền an cung.
Từ hơn 100 năm nay, ứng dụng những tác dụng nổi bật của những nguyên liệu quý này, các nhà khoa học đã bào chế thành công sản phẩm An cung ngưu hoàng hoàn có thành phần chính là ngưu hoàng- loại thuốc duy nhất có tác dụng mạnh và nhanh làm chấn hưng trung khu thần kinh và được công nhận tại nhiều quốc gia khắt khe trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản,….
Ngoài thành phần chính là ngưu hoàng, An cung ngưu hoàng hoàn còn được bào chế cùng nhân sâm Hàn Quốc, xạ hương, sinh khương và nhiều loại thảo dược quý khác, hỗ trợ người bệnh hiệu quả, an toàn trong phòng ngừa và điều trị đột quỵ. Tại Việt Nam, sản phẩm An cung ngưu hoàng hoàn đã được bộ y tế cấp phép lưu hành và được nhập khẩu chính ngạch độc quyền từ Công ty dược phẩm Kwang dong Hàn Quốc bởi công ty Nam Sơn.
Xem thêm: Ai có thể sử dụng An cung Vũ hoàng Thanh Tâm
Mọi sản phẩm trôi nổi và hàng xách tay trên thị trường đều không rõ nguồn gốc, xuất xứ, người bệnh và người nhà bệnh nhân nên cẩn thận và chỉ mua hàng chính ngạch tránh “tiền mất tật mạng” làm bệnh tình thêm trầm trọng do dùng phải sản phẩm kém chất lượng.
Nguồn: Tổng hợp