Đột quỵ ở người trẻ và những di chứng nặng nề
Đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não) ngày càng trẻ hóa khi các bệnh viện đang tiếp nhận nhiều trường hợp tai biến bất ngờ khi mới ở ngưỡng tuổi 18-30.
Các bạn trẻ thường nghĩ rằng nguy cơ đột quỵ chỉ xảy ra ở những người lớn tuổi, nhưng thực tế lại không phải như vậy, có rất nhiều yếu tố khiến nguy cơ đột quỵ ngày càng trẻ hóa và ập đến một cách bất ngờ do vậy chúng ta cần quan tâm đến sức khỏe một cách đúng mực hơn.
Chị N.A ở Đ.N đã may mắn sống sót sau cơn đột quỵ ở tuổi 28. Điều cuối cùng mà chị nhớ lại sau khi thức dậy ở bệnh viện là đang nói chuyện điện thoại trong lúc đang đi chơi cùng với một người bạn.
Chị nhớ lại: “Các bác sỹ nói với tôi rằng tôi bị đột quỵ, nhưng tôi không tin điều đó. Tôi mới 28 tuổi. Không ai bị đột quỵ ở độ tuổi trẻ như vậy”
Và đó là câu chuyện của 3 năm về trước và hiện tại chị vẫn bị ảnh hưởng sau cơn đột quỵ đó. Thỉnh thoảng chị không nhớ được các từ mà thay vào đó phải vòng vo mô tả chúng.
Những gì chị nhớ là uống thuốc kiểm soát cholesterol hàng ngày để ngăn ngừa cơn đột quỵ khác có thể xảy ra. Các bác sĩ cho biết chị có chỉ số cholesterol cao – đây là yếu tố mà chị cũng không biết cho đến khi bị đột quỵ – và đây chính là nguyên nhân gây ra ba cục máu đông hình thành đầu tiên ở chân, sau đó đi qua tim và vào não.
Chị cho hay: “Tôi không biết về các con số cholesterol của bản thân vì tôi nghĩ còn quá trẻ để lo lắng về điều đó. Tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc xét nghiệm cholesterol hay huyết áp…”Dù các triệu chứng thường xảy ra nhanh, bất ngờ nhưng theo các chuyên gia, đột quỵ là kết quả của các yếu tố nguy cơ diễn tiến âm thầm, kéo dài trước đó mà bệnh nhân, đặc biệt là người trẻ thường chủ quan, không ngờ tới.
Theo giáo sư Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Phòng chống đột quỵ Miền Bắc, Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh Viện nghiên cứu Y Dược Lâm Sàng 108, đột quỵ thường xảy ra bất ngờ khiến bệnh nhân có thể bị ngã trong nhà tắm, ngoài đường, lúc làm việc, dự tiệc, thậm chí đang chơi thể thao… Bệnh xảy ra ở bất cứ ai - người già, người trẻ; thành thị đến nông thôn; doanh nhân, nhân viên văn phòng hay nông dân…
Thống kê của Tổ chức đột quỵ thế giới mới đây cho thấy, cứ 6 người thì có một người có nguy cơ bị đột quỵ. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 trường hợp đột quỵ, 50% trong số đó tử vong. Đáng lưu ý, tỷ lệ đột quỵ ở những người trẻ và trung niên đang gia tăng mạnh mẽ và chiếm khoảng một phần ba tổng số các trường hợp đột quỵ. Theo thống kê tại các bệnh viện, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi tăng trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó số lượng nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.
(Bác sĩ đang khám cho một bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ - Ảnh: Anh Thư)
Giáo sư Thông phân tích, sở dĩ có sự gia tăng đột quỵ ở người trẻ tuổi là bởi các yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống hiện đại và bệnh mãn tính đã thúc đẩy liên tục và khởi phát quá trình diễn tiến thành đột quỵ ngày càng gần hơn. Theo giáo sư Thông, căn nguyên cơ bản dẫn đến đột quỵ gồm:
Mất ngủ: Trước đây, mất ngủ thường gặp ở người trên độ tuổi 60 nhưng hiện nay lượng bệnh nhân dưới 40 tuổi ngày càng nhiều dưới áp lực của công việc, kinh tế, gia đình... Mất ngủ kéo dài trên một tháng với tần suất ba lần một tuần trở thành mãn tính, rất khó cải thiện và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thông qua bệnh lý cơ thể như tăng huyết áp, béo phì, rối loạn mỡ máu, xơ vữa mạch máu…đây đều là yếu tố nguy cơ cao gây đột quỵ. Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Y khoa Icahn (Mỹ), những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người ngủ đủ (7-8 giờ) đến 83%.
Căng thẳng, stress thường xuyên: Đây được xem là hậu quả tất yếu từ cuộc sống hiện đại và là yếu tố ngày càng được nhấn mạnh về việc thúc đẩy nhiều tình trạng bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là đột quỵ. Mới đây, một nghiên cứu đăng trên Tạp chí y khoa The Lancet (Anh) cho thấy, áp lực nhiều, làm việc trên 55 giờ mỗi tuần tăng 1/3 nguy cơ đột quỵ.
Lối sống ít vận động, lạm dụng bia rượu, thuốc lá, chất kích thích: Cuốn theo công việc, cuộc sống và các mối bận tâm khác là lý do khiến nhiều người trẻ bỏ quên vận động. Mới đây, tạp chí Đột quỵ của Hiệp Hội Tim mạch Mỹ công bố, những người không vận động thì nguy cơ đột quỵ tăng 20% so với những người vận động ít nhất 4 lần một tuần. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng tiêu cực từ lối sống như lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích làm tăng huyết áp, biến chứng thần kinh trung ương, tạo tiền đề xơ vữa động mạch dễ gây thiếu máu cục bộ khiến đột quỵ. Đáng lưu ý, tình trạng xơ vữa mạch sẽ xuất hiện rất sớm trước các tác động liên tục từ lối sống.
Hội chứng chuyển hóa, bệnh mãn tính có xu hướng trẻ hóa: Theo một nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân mắc Hội chứng chuyển hóa bị đột quỵ là 62%. Nguy cơ này sẽ tăng gấp nhiều lần nếu có sự tác động cộng hưởng từ các tình trạng bệnh lý như béo phì làm tăng đề kháng insulin, tiểu đường Type 2 và tăng huyết áp… làm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các mảng xơ vữa trong động mạch gây thiếu máu não cục bộ. Đáng lưu ý, những căn bệnh như tăng huyết áp, béo phì, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, xơ vữa động mạch… đang có xu hướng trẻ hóa bởi tác động tiêu cực từ lối sống, dinh dưỡng mất cân bằng ở người trẻ.
Tâm lý chủ quan, cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người cao tuổi: Tuổi trẻ thường được xem là giai đoạn sung sức, ít bệnh tật nhất. Hầu hết những bạn trẻ như chị N.A đều không nhận thức về các chỉ số cholesterol, huyết áp cao…. có thể khiến họ có nguy cơ cao bị đột quỵ. Đó là bởi vì hầu hết những người trẻ tuổi thường không quan tâm đến một số xét nghiệm sàng lọc nhất định, chẳng hạn như xét nghiệm cholesterol, huyết áp và đường huyết. Họ nghĩ rằng họ không cần phải làm điều này vì còn trẻ và đang rất khỏe mạnh.
Điều này dễ dẫn đến tâm lý chủ quan, không dự phòng, tầm soát sớm và có thể bỏ qua các triệu chứng của đột quỵ để cấp cứu kịp thời. Trong khi đó, người trẻ dù ở độ tuổi 20, 30 hoàn toàn không “miễn nhiễm” với đột quỵ bởi thực tế căn bệnh này không chừa một ai. Theo thống kê tại các bệnh viện, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng lên, trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó số lượng nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.
Đừng để “mối nguy” đột quỵ đến sớm:
Đột quỵ trước khi khởi phát đã có một quá trình diễn tiến âm thầm với các nguy cơ. Bằng các nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ sinh học phân tử, các nhà khoa học phát hiện các nguy cơ lớn như xơ vữa động mạch, thiếu máu não... đều có nguồn gốc quan trọng từ sự tác động của các yếu tố lối sống, mất ngủ, căng thẳng… và quá trình trao đổi chất liên tục của cơ thể.
Dự phòng từ sớm mới chính là cách để bảo vệ cơ thể trước nguy cơ đột quỵ não hữu hiệu nhất.
-
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ: như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, thừa cân, béo phì… bằng cách kiểm tra sức khỏe định kỳ và cải thiện theo hướng dẫn của chuyên gia; không bỏ qua các dấu hiệu sớm của đột quỵ, đồng thời kiểm soát tình trạng mất ngủ, đau nửa đầu.
-
Chủ động thay đổi lối sống: với kế hoạch làm việc hợp lý, tránh mất ngủ, căng thẳng, stress; nên duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý (hạn chế chất béo, ngọt, muối; ăn nhiều rau, củ, trái cây), vận động thường xuyên (đi bộ, chạy bộ, đạp xe… 30 - 60 phút mỗi ngày, 4 - 5 lần/tuần); hạn chế bia rượu, không hút thuốc lá…để bảo vệ và nâng cao sức khỏe hô hấp, tim mạch và sức khỏe toàn thân để hạn chế tối đa nguy cơ đột quỵ xảy ra
Tại Việt Nam và các nước có nền Đông y phát triển như Hàn Quốc, Trung Quốc có nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến tuần hoàn não, tim mạch phòng ngừa tai biến mạch máu não. Trong đó có thể kể đến bài thuốc cổ truyền Woohwang Chung Sim Won dùng xạ hương và ngưu hoàng có tác động tích cực trong phòng chống và hỗ trợ điều trị di chứng bệnh đột quỵ.
Xạ hương là hạch thơm phơi khô của con hươu xạ, có mùi thơm rất bền, hỗ trợ chữa các bệnh về hệ thần kinh, tuần hoàn, tim, phổi... từ hàng nghìn năm trước công nguyên, người dân đã dùng để chế tạo dược phẩm, mỹ phẩm.
Xem thêm: Dược liệu quý Xạ hương trong bài thuốc An cung
Theo nhiều tài liệu xưa, ngưu hoàng là sỏi lấy ra từ túi mật của trâu, bò, ngựa, có khả năng góp phần thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ trị các chứng: hầu họng sưng đau, mồm lưỡi lở, ung thư đinh độc, trẻ em kinh phong, sốt cao mê man, động kinh, trúng gió... Tuy nhiên, nếu sử dụng các bài thuốc dân gian, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, không tự ý dùng thảo dược, sản phẩm không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe.
An cung Vũ Hoàng Thanh Tâm (An cung Hàn Quốc) sản xuất bởi Công ty dược Kwangdong Pharma (Hàn Quốc). Đây là một bài thuốc cổ truyền bào chế từ 25 loại dược liệu như xạ hương, ngưu hoàng, sừng linh dương, hồng sâm có tác dụng hỗ trợ hoạt huyết thông mạch, ổn định huyết áp, góp phần ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ do bệnh tim mạch, cao huyết áp, hỗ trợ giảm cholesterol xấu; điều trị di chứng do tai biến mạch máu não, thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình, suy giảm trí nhớ.
Sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc kiểm duyệt và cấp phép lưu hành từ nhiều năm nay. Một số quốc gia trên thế giới có nền y học phát triển như Mỹ, Nhật Bản đã cấp phép lưu hành sản phẩm. Tại Hàn Quốc sản phẩm Vũ Hoàng Thanh Tâm chiếm hơn 82% thị phần với doanh thu hơn 28.3 triệu USD.
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Tại Việt Nam, sản phẩm Vũ Hoàng Thanh Tâm được nhập khẩu và phân phối bởi
Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Trung Nam Sơn.
Địa Chỉ: Số 20, Quốc Lộ 3, Thôn Văn Thượng, Xã Xuân Canh, Huyện Đông Anh, Hà Nội
Email: trungnamsoncpn@gmail.com
Điện thoại: 0242.218.6666 - 0242.212.6688
Số đăng ký: 6429/2018/ĐKSP
-----------------